Tư Vấn Luật Hình Sự: Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản BLHS 2015

Tội cưỡng đoạt tài sản là gì? Là hành vi đe dọa sử dụng vũ lực hoặc đe dọa tinh thần bằng các biện pháp khác để buộc chủ sở hữu tài sản (hoặc người chịu trách nhiệm về tài sản) giao ra tài sản của mình.

Xem thêm: Tư Vấn Luật Hình Sự: Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản

Câu hỏi tư vấn về tội cưỡng đoạt tài sản:

“Thưa Luật sư DFC, tôi có một vấn đề cần Luật sư tư vấn liên quan đến bố tôi và tình nhân. Bố tôi là ông L (55 tuổi), bố tôi có lén lút quan hệ tình cảm với tình nhân là chị C (27 tuổi) đã một thời gian. Khi tình cảm nhạt nhòa, chị C vì muốn chiếm đoạt tiền của bố tôi nên đã nghĩ ra một kế hoạch thực hiện cùng với anh B (một người bạn của chị C). Khi C và bố tôi đang quan hệ trong nhà nghỉ thì B xông vào, tự nhận là chồng của C, có thái độ hung hãn, dọa đánh và yêu cầu bố tôi phải đưa cho B 200 triệu đồng để đền bù tiền danh dự của B. B cho bố tôi thời hạn 3 ngày để giao nộp toàn bộ số tiền trên. Sau đó B lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của bố tôi, trị giá tài sản là 30 triệu đồng. Sau đó, B chụp hình bố tôi và C, nói nếu không đưa tiền thì sẽ gửi những tấm hình đó cho mẹ tôi và tôi. Bố tôi đồng ý và hẹn 03 ngày sau sẽ đưa tiền cho B. Vụ việc sau đó bị phát giác.”

Luật sư DFC cho tôi hỏi:

  • Hành vi của B và C phạm tội gì?
  • Bố tôi vẫn chưa đưa tiền cho B và C, do đó họ có bị phạt tù không? Mức phạt mà B và C phải chịu là gì?

Tư vấn tội cưỡng đoạt tài sản

Luật sư DFC tư vấn Luật Hình sự tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật DFC, qua sự việc mà bạn đã trình bày, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, về hành vi của B trong sự việc này, B đã thực hiện hành vi de dọa sử dụng vũ lực, có thái độ hung hãn gây sức ép cho bố bạn. Mục đích của hành vi này là yêu cầu bố bạn đưa cho B 200 triệu đồng. Ngoài hành vi tác động đe dọa gây thiệt hại về sức khỏe, B còn thực hiện việc đe dọa tinh thần. Theo đó, B đã sử dụng thủ đoạn chụp lại hình ảnh giữa bố bạn và chị C, mục đích là để uy hiếp nhằm khống chế ý chí, đe dọa tố giác hành vi vi phạm đạo đức của bố bạn buộc bố bạn phải đưa tiền cho B. Như vậy, về mặt khách quan hành vi của B là đe dọa dùng vũ lực và dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản. Căn cứ theo BLHS 2015, hành vi của B cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Mặc dù B chưa nhận được tiền từ bố bạn, nhưng Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, tội phạm hoàn thành khi các hành vi khách quan trên được thực hiện. Do đó hành vi của B vẫn cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản dù cho bố bạn chưa đưa tiền cho B. Do đó, mức phạt mà B có thể phải chịu lên tới 05 năm tù.

Thứ hai, liên quan đến hành vi của chị C trong sự việc trên. Mặc dù chị C không trực tiếp thực hiện các hành vi của Tội cưỡng đoạt tài sản 2015, tuy nhiên chị C đã lên kế hoạch với B để B thực hiện Tội phạm này (sự kiện anh chị cung cấp chưa rõ là C lên kế hoạch hay B lên kế hoạch cụ thể). Chị C đã cùng với B diễn màn kịch (vợ chồng), tác dụng là giúp việc cưỡng đoạt tài sản của B trở nên dễ dàng hơn. Mục đích của chị C cũng là chiếm đoạt tài sản của bố bạn.

Do đó chị C là đồng phạm với B trong sự việc trên, nên chị C cũng phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến Tội cưỡng đoạt tài sản. Để xác định mức phạt cụ thể đối với hành vi của chị C phải được căn cứ dựa trên sự kiện thực tiễn để xác định tính chất hành vi của người đồng phạm (Tổ chức, xúi giục, thực hành, giúp sức).


Hãy liên hệ với Văn Phòng Luật DFC – Phone: 1900.6512
Email: thunodfc@gmail.com hoặc luatsudfc@gmail.com
VPMB: LK, 28 Lê Trọng Tấn, Dương Kinh, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
VPMN: Số 16, đường số 1, KDC Cityland, phường Tân Phú, quận 7, TPHCM

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *